G

091 8 640 223

Phản ứng xà phòng hóa là gì?

Phản ứng xà phòng hóa là gì? Phản ứng xà phòng hóa của chất béo. Xác định chỉ số chất béo.

Phản ứng xà phòng hóa là quá trình thủy phân este trong môi trường kiềm, tạo thành ancol và muối cacboxylat.

Cho một lượng chất béo rắn (ví dụ: tristearin) vào bát sứ đựng dung dịch natri hiđrôxit, đun sôi nhẹ hỗn hợp trong khoãng 30 phút đồng thời khuấy đều. Để nguội hỗn hợp thì chất lỏng đồng nhất. Rót thêm 10-15ml dung dịch natri clorua bão hòa vào hỗn hợp, khuấy nhẹ sau đó giữ yên hỗn hợp, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên trên, đó là muối natri của axit béo.

(CH3[CH2]16COO)3 C3H5 + 3 NaOH —-> 3 CH3[CH2]16COONa + C3H5(OH)3
Muối natristearin được dùng làm xà phòng nên phản ứng trên được gọi là phản ứng xà phòng hóa.

Nguồn Wiki

Phản ứng xà phòng hóa
Phản ứng xà phòng hóa

1. Kiến thức liên quan:

a. Phản ứng xà phòng hóa chất béo:

– là phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm NaOH/KOH, tạo grixerol và hỗn hợp các muối Na/K. Hỗn hợp các muối này chính là xà phòng.

– Là phản ứng không thuận nghịch.

b. Các chỉ số chất béo:

– Chỉ số axit: là số miligam KOH cần để trung hòa axit béo tự do có trong 1g chất béo.

– Chỉ số xà phòng hóa: là số miligam KOH cần để xà phòng hóa glixerit và trung hòa axit béo tự do trong 1g chất béo.

– Chỉ số este: là số miligam KOH cần để xà phòng hóa glixerit của 1 g chất béo, là hiệu số giữa chỉ số xà phòng hóa và chỉ số axit.

– Chỉ số I2: là số miligam I2 có thể cộng với 100g chất béo không no.

Nguồn hoahoc247.com